Return to site

Chị công nhân mạnh dạn khởi nghiệp với Torki Food sau khi mất việc vì Covid-19

Dịch Covid-19 diễn ra, nhiều cánh cửa đóng lại nhưng cũng có những cơ hội khác mở ra.

· Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ,Cửa hàng,Kinh doanh

Cuộc sống vất vả do dịch bệnh ập đến

Chị Phạm Thị Thu Yến (37 tuổi, Gò Công, Tiền Giang), từng là công nhân nhà máy may. Công việc vốn đã vất vả, cực nhọc mà đồng lương lại ít ỏi. Dịch Covid-19 bùng phát, nhiều công nhân buộc phải nghỉ việc hoặc xin chuyển sang nơi khác. Chị Yến cũng không ngoại lệ, nhiều tháng trời chị chạy vạy xin việc nhưng không được.

Từ nhỏ chị đã lên thành phố làm công nhân, tính đến nay cũng mười mấy năm. Với nghề công nhân may, một ngày làm việc của chị thường bắt đầu từ 8h sáng đến 10h tối, tăng ca xuyên suốt nhưng trải qua bao nhiêu năm lăn lộn với nghề, lương tháng của chị cũng chỉ mãi quanh quẩn ở mức đủ sống. Chưa kể đến những lúc công ty may không có hàng, cắt giảm biên chế, và dịch bệnh Covid-19 ập đến, toàn thể các ngành kinh tế đều gặp khó khăn, hàng may không có, công việc của chị Yến trở nên bấp bênh. 

broken image

Cơ duyên đến với Torki Food

Tình cờ biết đến mô hình thức ăn nhanh Torki Food, chị suy nghĩ rất kỹ, sau đó quyết định gom góp tất cả số tiền vốn ít ỏi đã tích cóp được trong bao nhiêu năm làm công nhân để khởi nghiệp. Lúc mới nảy ra ý tưởng, chị không nhận được sự ủng hộ từ người thân hay bạn bè, bởi họ đều cho rằng cạnh tranh rất cao, mở ra buôn bán không được. Những lời nói này khiến chị cũng trăn trở suy nghĩ một thời gian rất lâu, tuy nhiên với niềm tin mãnh liệt vào thương hiệu Torki Food cộng thêm cuộc sống vất vả, khó khăn nên chị đã quyết tâm “liều một phen”, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh cùng công ty mà không cho ai biết. 

Đến tận ngày khai trương cửa hàng bánh mì kebab Torki Gò Công, Tiền Giang, gia đình mới được biết về quyết định khởi nghiệp này của chị. Ngày hôm ấy, cửa hàng của chị đã khai trương hồng phát với số lượng bánh bán ra lên đến 300 chiếc bánh mì doner kebab và hamburger Torki. Tại thời điểm hiện tại, dù thị trường vẫn bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch bệnh, chị vẫn bán được đều đặn 100 bánh/ ngày. Một điều chắc chắn rằng thu nhập ổn định hơn nhiều so với thời làm công nhân. 

“Là công nhân thì lương tháng chỉ đủ chi phí thôi, khi đau ốm bệnh hoạn thì có thể là thiếu. Nhưng mà khi làm Kebab Torki thì cũng có tiền thoải mái hơn, ăn xài cũng không phải eo hẹp như trước đây nữa. Mà làm thì cũng khỏe lắm, không bị gò bó thời gian như khi chị còn làm công nhân. Giờ thì ai cũng bất ngờ mà cũng mừng cho chị nữa, mau chóng lấy lại được vốn, buôn bán mỗi ngày nhàn nhã mà cũng ổn định nữa.”

broken image

Hương vị bánh mì Kebab Torki rất được khách hàng ủng hộ

Chị Yến cũng cho biết rằng, với quy trình chế biến và nguồn nguyên liệu của công ty Torki cung cấp, hương vị bánh mì Kebab Torki  luôn đặc biệt thơm ngon và nhận được nhiều phản hồi tốt từ khách hàng. 

Bà Út (70 tuổi), khách hàng quen thuộc của cửa hàng Kebab Torki Gò Công cho hay, cháu bà rất yêu thích hương vị bánh mì Kebab Torki và một tuần có thể ăn tới 3-4 lần. 

broken image

Dịch Covid-19 diễn ra, nhiều cánh cửa đóng lại nhưng cũng có những cơ hội khác mở ra.