Return to site

Từ bán dạo bánh mì, chàng kỹ sư công nghệ tiết lộ bí quyết trở thành chủ chuỗi fast food

Dịch bệnh bất ngờ xảy ra khiến Lê Quốc Thạch (Bình Định), ông chủ chuỗi cửa hàng bánh mì Kebab buộc phải “lột xác” thay đổi mô hình chuyển sang chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh.

· Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ,Kinh doanh,tin tức

Cú xoay mình đầy mạo hiểm và quyết liệt này đã giúp chàng trai 8X Lê Quốc Thạch sở hữu hệ thống kinh doanh chuỗi với hơn 300 cửa hàng đồ ăn nhanh bánh mì Kebab.

Chỉ riêng năm 2020, mặc dù dịch bệnh khó khăn nhưng anh Thạch vẫn phát triển thêm được 200 cửa hàng mới.

broken image

Chàng trai 8x Lê Quóc Thạch, ông chủ của chuỗi cửa hàng ăn nhanh bánh mì Kebab.

Thay đổi để thích nghi với thị trường

Những xe bánh mì Kebab màu da cam bắt mắt trên đường phố ban đầu bán duy nhất một sản phẩm là bánh mì Thổ Nhĩ Kì với vỏ bánh mỏng giòn, nhân thịt nướng thơm ngon và loại nước sốt đặc trưng ấn tượng. Tuy nhiên, dịch bệnh bất ngờ bùng phát khiến hệ thống chuỗi cửa hàng lao đao, nguy cơ đứng trên bờ vực sụp đổ… Điều này buộc chàng trai gốc Bình Định phải tìm giải pháp “cứu” hệ thống.

Chia sẻ với PV Infonet, anh Thạch cho hay: “Ngoài kia mọi thứ đã thay đổi rồi nên buộc mình phải thay đổi theo để phù hợp với thị trường, nhất là với ngành dịch vụ nhà hàng (FNB) và mô hình nhượng quyền thì ngày càng thay đổi chóng mặt.

Hơn nữa, kinh tế khó khăn, việc đầu tư kinh doanh sẽ phải cân nhắc nhiều. Trước đây với 100 triệu đồng, tôi có 1 xe bánh mì là có thể bán ổn. Nhưng giờ tôi có 100 triệu để đầu tư, tôi có bánh mì, gà rán, hamburger… Vậy tôi sẽ lựa chọn cái nào?”.

Và anh Thạch cho rằng đó là cách để thích ứng với thị trường!

broken image

Để thay đổi, anh Thạch tổ chức nhiều buổi gặp gỡ đối tác, cộng sự để thuyết phục họ đón nhận, thay đổi bằng cách làm trực tiếp các món ăn mới cho mọi người ăn miễn phí, với mục đích thông qua sự trải nghiệm sản phẩm khách sẽ đặt niềm tin vào sản phẩm của mình. Đồng thời, anh cũng thực hiện nhiều clip giới thiệu các địa chỉ kinh doanh thành công với mô hình mới để truyền cảm hứng cho những người còn đang do dự.

Từ việc chỉ bán bánh mì, anh bổ sung thêm sản phẩm gà rán, hamburger, pizza, sắp tới sẽ là mỳ Ý, bánh mì que… Anh định vị giá của các sản phẩm này không được rẻ hơn bánh mì kẹp thịt nhưng cũng không quá cao, dao động từ 25-28.000 đồng, trong đó giá bánh mì là 20.000 đồng.

“Khi tung ra sản phẩm mới phải tránh va chạm với sản phẩm chính. Nếu làm thêm sản phẩm giống bánh mì Kebab mà rẻ hơn, chất lượng ngang nhau thì khách sẽ chọn mua cái rẻ hơn.

Kết quả của việc thay đổi trên là tình hình kinh doanh khả quan trông thấy. Khi tôi thay đổi, tỉ lệ điểm mua nhượng quyền giảm đi đáng kể và tỉ lệ cửa hàng duy trì cao hơn. Đặc biệt, khi bán thêm gà, hamburger… dù Kebab giảm đi chút ít nhưng tổng doanh thu tăng lên. Chủ quán vẫn duy trì được cửa hàng và sống được, quan trọng là có lợi nhuận”, anh Thạch nói.

broken image
Không chỉ bán bánh mì, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của anh Thạch bổ sung thêm sản phẩm gà rán, hamburger, pizza, sắp tới sẽ là mỳ Ý, bánh mì que…
 

Anh Thạch cho biết, việc mở rộng sản phẩm phải có tính ứng dụng cao, phải làm nhanh, phổ dụng và đơn giản hoá quy trình. “Đặt mình vào vị trí của người mua nhượng quyền, nếu vẽ vời thêm nhiều quá là họ sẽ không làm được. Vì họ không có thời gian, riêng chỉ bán Kebab đã đủ rồi. Vì vậy sản phẩm buộc phải có tính ứng dụng cao”, anh Thạch chia sẻ.

Chính vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn, ông chủ chuỗi kebab đã thay đổi chiến lược, mô hình kinh doanh bằng cách thêm các sản phẩm mới và thay đổi nhận diện thương hiệu.

“Khởi nghiệp mà chỉ biết đi sao chép là tự sát!”

Chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp, nhất là đối với những người trẻ, anh Thạch thẳng thắn nói: "Sau khi chuỗi hệ thống cửa hàng đồ ăn nhanh phát triển mạnh, khi đi ra đường, tôi thấy xuất hiện một số cửa hàng nhái và số lượng này tăng dần theo sự phát triển của chúng tôi.

Họ thấy hệ thống cửa hàng của tôi làm được nên đã về làm y chang như vậy. Cũng đặt tên là bánh mì Kebab nhưng họ không hiểu được rằng làm như vậy chẳng khác nào xây dựng hình ảnh cho cửa hàng của tôi”.

broken image
Từ bán bánh mì dạo, sau dịch bệnh, Lê Quốc Thạch quyết định thay đổi hệ thống của mình thành chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh.
 

Trong 2021, việc phát triển chuỗi hệ thống cửa hàng vẫn là mục tiêu hàng đầu của anh Thạch, bởi không chỉ đơn thuần bán bánh mì hay gà rán, thứ mà chàng trai gốc Bình Định đang kinh doanh chính là mô hình nhượng quyền. Với chi phí dao động từ 50-60 triệu đồng đã có thể mở một cửa hàng thức ăn nhanh với đa dạng các sản phẩm đầy tính cạnh tranh.

Anh dự tính sẽ phát triển thêm 200 chi nhánh nhượng quyền trong năm 2021, gấp đôi số lượng cửa hàng đã phát triển trong năm trước. “Việc mở rộng phải đi liền phát triển bền vững. Tôi cố gắng xây dựng các điểm bán chỉn chu, tạo ra mô hình kinh doanh khoẻ mạnh để thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau”, anh Thạch cho biết.

Ba lần mở cửa hàng bánh mì đều thất bại, Thạch lên mạng internet đăng ký vào một chương trình của thung lũng Silicon Việt Nam và bất ngờ được chọn là một trong 11 nhà khởi nghiệp được tham gia khóa học tại Hà Nội một tháng với nhiều kiến thức khởi nghiệp trước nay anh chưa từng biết.
Khóa học này đã thay đổi nhiều tư duy kinh doanh của Thạch và anh hiểu rằng, chiếc bánh mì do mình làm ra không chỉ là ổ bánh mì kẹp thịt, mà là cả quy trình để làm ra chiếc bánh mì đó. Cũng từ đây, Thạch bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về nhượng quyền. Từ những cửa hàng nhượng quyền đầu tiên ở Đà Lạt, TP.HCM, Phan Thiết, Đà Nẵng, Đồng Tháp... đến nay hệ thống đã phát triển ở nhiều tỉnh, thành cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.